Hội thi Tự hào trang sử quê hương

Hội thi Tự hào trang sử quê hương

THỂ LỆ

Hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng, văn hóa huyện Tháp Mười năm 2025

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 18-KHPH/BTGDV-ĐTN-PGDĐT-TTVH ngày 17/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện uỷ,

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thanh Huyện)

------

I. NỘI DUNG THI

- Tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Tháp Mười; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Tháp Mười, tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện Tháp Mười từ năm 1930 đến nay; các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện Tháp Mười; Lịch sử truyền thống địa phương; những nhân vật lịch sử và một số sự kiện lịch sử - văn hoá tiêu biểu của Tháp Mười,…

- Kiến thức chung về lịch sử Việt Nam; lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; lịch sử truyền thống cách mạng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP Hồ Chí Minh; kiến thức lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông; các tấm gương anh hùng, các bật tiền bối thời kỳ cách mạng; Những kiến thức về lịch sử, văn hóa địa phương, dân tộc; thành tựu đổi mới đất nước, quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

- Ban Tổ chức cung cấp tài liệu kham khảo (kèm theo).

II. BẢNG A: Dành cho Đội viên, thanh thiếu nhi, học sinh các Trường thuộc khối Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tháp Mười, chia thành 02 vòng thi:

1. Vòng loại “Kiến thức lịch sử” (thi trực tuyến)

1.1. Phần thi trắc nghiệm trực tuyến “Kiến thức lịch sử”

- Các thí sinh đăng ký dự thi và làm bài thi trắc nghiệm trực tuyến trên phần mềm tại địa chỉ https://tuhaothapmuoi.vercel.app. Tài khoản hợp lệ để xét trao giải thưởng là tài khoản đăng ký chính xác, đầy đủ các thông tin cá nhân gắn với thí sinh. Mỗi tài khoản được dự thi 02 lượt thi. Căn cứ để xếp hạng và trao giải dựa vào điểm số và thời gian thực hiện bài thi của lượt thi đạt kết quả cao nhất.

- Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung của Hội thi, mỗi câu trả lời đúng được 05 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được phương án trả lời 0 điểm. Mỗi thí sinh có 20 phút để hoàn thành bài thi. Điểm số tối đa thí sinh có thể đạt được là 100 điểm. Thí sinh có thể dừng thi bất kỳ lúc nào, điểm số và thời gian ở thời điểm dừng thi là kết quả xếp hạng cuối cùng.

1.2. Cách thức tính điểm, trao giải vòng thi “Kiến thức lịch sử”

- Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng vòng trực tuyến cho 05 cá nhân có điểm số cao nhất với thời gian ngắn nhất.

- Ban Tổ chức sẽ chọn 05 Trường THCS, TH-THCS (chỉ tính học sinh hệ THCS) có thành tích cao nhất (lấy tổng điểm thi và thời gian của 10 thí sinh có số điểm cao nhất; Trường sẽ chọn lại 05 thí sinh trong 10 thí sinh có trong danh sách, thành lập 01 Đội thi của Trường tham gia vòng thi Chung kết).

2. Vòng chung kết “Tự hào trang sử quê hương” (Thi trực tiếp)

- 05 đội thi (mỗi đội gồm 05 học sinh) tham gia 03 phần thi, bao gồm: Phần thi “Theo bước chân truyền thống anh hùng”; Phần thi “Em yêu quê hương Tháp Mười”; Phần thi “Măng non Tháp Mười - Tự hào trang sử quê hương”.

2.1. Phần thi “Theo bước chân truyền thống anh hùng”

- 05 Đội thi cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm thông qua phần mềm Ban Tổ chức cung cấp tại Vòng Chung kết.

- Ngay sau khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, các đội trả lời câu hỏi bằng hình thức lựa chọn câu trả lời đúng trong thời gian sớm nhất. Mỗi câu hỏi các đội có 30 giây để suy nghĩ và trả lời.

- Điểm tối đa của phần thi là 15 điểm.

- Lưu ý: Các Đội thi chủ động trang bị máy tính dự thi và kết nối mạng để đội thi của đơn vị tham gia, số lượng mỗi đội 01 thiết bị.

2.2. Phần thi “Em yêu quê hương Tháp Mười”

- Các đội thi giới thiệu về địa phương, đơn vị mình, về các thành viên trong đội thông qua thơ, ca, hò, vè, sân khấu hoá. Cùng với đó thể hiện thông điệp gửi tới hội thi, tìm hiểu và giới thiệu về địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ tại địa phương đó hoặc trên địa bàn huyện Tháp Mười... thông qua phần thể hiện của đội thi nhằm giáo dục truyền thống và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Tháp Mười nghĩa tình, năng động, sáng tạo; Các nét văn hóa đặc trưng, phương hướng phát triển, những thành tựu nổi bật của địa phương trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, niềm tin và khát vọng của Đảng bộ và Nhân dân hướng tới xây dựng một huyện Tháp Mười giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

- Các đội thi có thể hiện dưới nhiều thể loại: Kịch, hoạt cảnh, thuyết trình, dàn dựng tiểu cảnh, sử dụng các kỹ thuật trình chiếu, công nghệ phù hợp,… và trình bày sáng tạo, thể hiện phong cách và lan tỏa thông điệp mà đội thi muốn hướng đến. Điểm của phần thi:

+ Nội dung thể hiện: 20 điểm;

+ Hình thức thể hiện: 10 điểm;

+ Tính sáng tạo, hấp dẫn: 10 điểm.

- Mỗi đội thi có tối đa 05 phút, quá 01 phút trừ 05 điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm.

- Lưu ý: Ngoài số lượng thành viên chính thức là 05 thí sinh tham gia vòng Chung kết, các Đội dự thi có thể huy động thêm các thành viên khác của đơn vị dễ hỗ trợ, nhưng bắt buộc phải có sự góp mặt đầy đủ của các thí sinh chính thức.

2.3. Phần thi “Măng non Tháp Mười - Tự hào trang sử quê hương”

- Các đội thi xây dựng, thiết kế, trình bày 01 bài thuyết trình mô hình, chương trình hoạt động nhằm nhằm tăng cường nhận thức, lý tưởng, tình cảm của thanh thiếu niên và học sinh gắn với các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ, nhân vật lịch sử trên địa bàn huyện Tháp Mười,...

- Điểm của phần thi này là 45 điểm, cụ thể:

+ Nội dung thể hiện: 20 điểm;

+ Hình thức thể hiện: 15 điểm;

+ Tính sáng tạo, hấp dẫn: 10 điểm.

- Mỗi đội thi có tối đa 06 phút trình bày, quá 01 phút trừ 05 điểm.

- Lưu ý: Các đội dự thi gửi file PowerPoint, trình chiếu, video,... để trình bày dự án gửi về Ban Tổ chức tổng hợp theo Thông báo.

III. BẢNG B: Dành cho Đoàn viên, thanh niên, học sinh các Trường thuộc khối Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tháp Mười (Trường THPT Tháp Mười, Trường THPT Mỹ Quý, Trường THPT Trường Xuân, Trường THPT Phú Điền, Trường THPT Đốc Binh Kiều).

1. Vòng loại “Kiến thức lịch sử” (Thi trực tuyến)

1.1. Phần thi trắc nghiệm trực tuyến “Kiến thức lịch sử”

- Các thí sinh đăng ký dự thi và làm bài thi trắc nghiệm trực tuyến trên phần mềm tại địa chỉ https://tuhaothapmuoi.vercel.app. Tài khoản hợp lệ để xét trao giải thưởng là tài khoản đăng ký chính xác, đầy đủ các thông tin cá nhân gắn với thí sinh. Mỗi tài khoản được dự thi duy nhất 02 lượt thi. Căn cứ để xếp hạng và trao giải trong lượt thi dựa vào điểm số và thời gian thực hiện bài thi.

- Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung của Hội thi, mỗi câu trả lời đúng được 05 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được phương án trả lời 0 điểm. Mỗi thí sinh có 20 phút để hoàn thành bài thi. Điểm số tối đa thí sinh có thể đạt được là 100 điểm. Thí sinh có thể dừng thi bất kỳ lúc nào, điểm số và thời gian ở thời điểm dừng thi là kết quả xếp hạng cuối cùng.

1.2. Cách thức tính điểm, trao giải vòng thi “Kiến thức lịch sử”

- Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng vòng trực tuyến cho 05 cá nhân có điểm số cao nhất với thời gian ngắn nhất.

- Ban Tổ chức sẽ chọn 25 thí sinh từ các trường THPT trên địa bàn huyện, mỗi trường 05 thí sinh có số điểm của vòng thi trực tuyến cao nhất với thời gian ngắn nhất tham gia vòng Chung kết “Tự hào trang sử quê hương”.

2. Vòng chung kết “Tự hào trang sử quê hương” (Thi trực tiếp)

- 05 đội thi (mỗi đơn vị trường THPT thành 01 đội) tham gia 03 phần thi, bao gồm: Phần thi “Tự hào trường em”; Phần thi “Người trẻ kể sử”; Phần thi “Tuổi trẻ Tháp Mười - Tự hào trang sử quê hương”

2.1. Phần thi “Tự hào trường em”

- Các đội thi giới thiệu về Trường, đơn vị mình, về các thành viên trong đội thông qua thơ, ca, hò, vè, sân khấu hoá. Cùng với đó thể hiện thông điệp gửi tới hội thi, tìm hiểu và giới thiệu về địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ tại địa phương hoặc trên địa bàn huyện Tháp Mười... thông qua phần thể hiện của đội thi nhằm giáo dục truyền thống và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Tháp Mười nghĩa tình, năng động, sáng tạo; Các nét văn hóa đặc trưng, phương hướng phát triển, những thành tựu nổi bật của địa phương trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, niềm tin và khát vọng của Đảng bộ và Nhân dân hướng tới xây dựng một huyện Tháp Mười giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

- Các đội thi có thể hiện dưới nhiều thể loại: Kịch, hoạt cảnh, thuyết trình, dàn dựng tiểu cảnh, sử dụng các kỹ thuật trình chiếu, công nghệ phù hợp,… và trình bày sáng tạo, thể hiện phong cách và lan tỏa thông điệp mà đội thi muốn hướng đến. Điểm của phần thi:

+ Nội dung thể hiện: 10 điểm;

+ Hình thức thể hiện: 05 điểm;

+ Tính sáng tạo, hấp dẫn: 05 điểm.

- Mỗi đội thi có tối đa 05 phút, quá 01 phút trừ 05 điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm.

- Lưu ý: Ngoài số lượng thành viên chính thức là 05 thí sinh tham gia vòng Chung kết, các Đội dự thi có thể huy động thêm các thành viên khác của đơn vị dễ hỗ trợ, nhưng bắt buộc phải có sự góp mặt của các thí sinh chính thức.

2.2. Phần thi “Người trẻ kể sử”

- Các đội thi tìm hiểu về một sự kiện, một giai đoạn lịch sử cách mạng; hình tượng nhân vật lịch sử anh hùng... và kể lại câu chuyện thông qua phần thể hiện của đội thi nhằm giáo dục truyền thống và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Tháp Mười nghĩa tình, năng động, sáng tạo; Các nét văn hóa đặc trưng, phương hướng phát triển, những thành tựu nổi bật của huyện trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, niềm tin và khát vọng của Đảng bộ và Nhân dân hướng tới xây dựng một huyện Tháp Mười giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

- Các đội thi có thể sử dụng các thủ pháp để lan tỏa thông điệp như: Kịch, hoạt cảnh, thuyết trình, dàn dựng tiểu cảnh, sử dụng các kỹ thuật trình chiếu, công nghệ phù hợp,… và trình bày sáng tạo, thể hiện phong cách và lan tỏa thông điệp mà đội thi muốn hướng đến. Điểm của phần thi:

+ Nội dung thể hiện: 20 điểm;

+ Hình thức thể hiện: 10 điểm;

+ Tính sáng tạo, hấp dẫn: 10 điểm.

Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm.

- Mỗi đội thi có tối đa 05 phút, quá 01 phút trừ 05 điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm.

- Lưu ý: Ngoài số lượng thành viên chính thức là 05 thí sinh tham gia vòng Chung kết, các Đội dự thi có thể huy động thêm các thành viên khác của đơn vị dễ hỗ trợ, nhưng bắt buộc phải có sự góp mặt của các thí sinh chính thức.

3.3. Phần thi “Tuổi trẻ Tháp Mười - Tự hào trang sử quê hương”

- Các đội thi xây dựng 01 dự án thiết kế xây dựng, trình bày, bảo vệ ý tưởng, mô hình, giải pháp hoặc dự án nhằm tăng cường nhận thức, lý tưởng, tình cảm của thanh thiếu niên và học sinh, khuyến khích đính kèm các mô hình, sản phẩm minh họa, dẫn chứng sinh động, thực tiễn về các giải pháp, dự án góp phần lan tỏa xây dựng dự án. Điểm của phần thi:

+ Nội dung thể hiện: 20 điểm;

+ Hình thức thể hiện: 10 điểm;

+ Tính sáng tạo, hấp dẫn: 10 điểm.

- Mỗi đội thi có tối đa 06 phút trình bày, quá 01 phút trừ 05 điểm. Sau khi thực hiện xong phần trình bày, đội thi sẽ trả lời câu hỏi từ Ban Giám khảo để củng cố cho quan điểm, ý tưởng về mô hình, giải pháp, dự án đội trình bày.

- Lưu ý: Các đội dự thi gửi file PowerPoint, trình chiếu, video,... để trình bày dự án gửi về Ban Tổ chức tổng hợp theo Thông báo.

IV. CÁC QUY ĐỊNH CỦA CUỘC THI

- Trong quá trình tổ chức cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sẽ quyết định, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và có thông báo.

- Ban Giám khảo căn cứ Thể lệ, thang điểm và những nội dung sửa đổi, bổ sung của Ban Tổ chức để thống nhất việc chấm điểm, đánh giá trong Hội thi.

* Những quy định chung khi thi trực tuyến

- Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký sử dụng một tài khoản và cung cấp đầy đủ, đúng các thông tin bắt buộc (Họ và tên; ngày tháng năm sinh; nơi học tập hoặc nơi công tác, nơi ở hiện tại; số điện thoại; email).

- Nghiêm cấm việc để, nhờ người khác thi hộ, sử dụng thông tin của người khác để đăng ký tham gia thi, nếu bị phát hiện sẽ bị hủy kết quả thi.

- Thí sinh có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ mà Ban Tổ chức thông báo.

- Trong quá trình thi, Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với lỗi kết nối do đường truyền mạng hoặc lỗi do thiết bị tham gia dự thi.

- Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các đơn vị kịp thời phản ánh về Ban Tổ chức để tổng hợp, xem xét, giải quyết.